Ngành Quan hệ quốc tế – Ngành học triển vọng trong tương lai

Ngành Quan hệ quốc tế

Ngành Quan hệ quốc tế là một trong những ngành học hot được nhiều bạn trẻ lựa chọn học tập. Nếu bạn đang quan tâm đến ngành học này thì hãy tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.

Mục Lục

Ngành Quan hệ quốc tế là gì?

Quan hệ quốc tế tiếng Anh là International Relations, đây là một ngành của chính trị học, nghiên cứu về ngoại giao và các vấn đề toàn cầu giữa các nước thông qua hệ thống quốc tế bao gồm các quốc gia, các công ty đa quốc gia, tổ chức đa chính phủ, tổ chức phi chính phủ. Bên cạnh đó, ngành này còn quan tâm đến những lĩnh vực khác nhau như kinh tế, xã hội, lịch sử, luật, triết học, địa lý, nhân loại học, văn hóa học và tâm lý học.

Ngành học này liên quan đến những vấn đề đa dạng như toàn cầu hóa và những tác động đến xã hội và chủ quyền của các quốc gia, phát triển kinh tế, tăng trưởng hạt nhân, bảo vệ sinh thái, chủ nghĩa dân tộc, khủng bố, tội phạm có tổ chức, an ninh nhân loại, và nhân quyền.

Theo học ngành Quan hệ quốc tế, sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức cơ bản về lịch sử – chính trị thế giới hiện đại; khoa học chính trị; những trường phái cơ bản trong quan hệ quốc tế; luật quốc tế cơ bản. Cũng như hiểu biết về chính sách đối ngoại các nước lớn trên thế giới; nắm vững chính sách đối ngoại của Việt Nam; kiến thức nền tảng về văn hóa, tôn giáo thế giới; kiến thức cơ bản về tổ chức và hoạt động của các tổ chức quốc tế.

Bên cạnh khối kiến thức chuyên môn, người học còn được trau dồi những kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đối ngoại, kỹ năng thu thập, xử lý thông tin; phân tích tình huống; đánh giá các vấn đề quốc tế…

Ngành Quan hệ quốc tếNgành Quan hệ quốc tế – Ngành học triển vọng trong tương lai

Xem thêm: Ngành IT là gì? Cơ hội nghề nghiệp của ngành IT

Ngành Quan hệ quốc tế có các chuyên ngành nào?

Ngành Quan hệ quốc tế gồm 2 chuyên ngành chính là:

– Nghiệp vụ báo chí quốc tế: Chuyên ngành này đào tạo cho sinh viên về kỹ năng phỏng vấn, điều tra và thu thập, phân tích thông tin để viết nên một bài báo khách quan và chính xác nhất. Đồng thời rèn luyện các kỹ năng phát ngôn, dịch thuật, thích nghi tốt với môi trường thay đổi… để có thể hoạt động ở môi trường quốc tế.

– Nghiệp vụ ngoại giao: Đây là chuyên ngành đào tạo các kiến thức cơ bản về các mối quan hệ quốc tế. Cụ thể, người học sẽ được đào tạo các kỹ năng giao tiếp trong hoạt động đối ngoại, nghiệp vụ ngoại giao và các kỹ năng tổ chức, giám sát, quản lý, tham mưu, tư vấn về đối ngoại và hợp tác quốc tế.

Ngành Quan hệ quốc tế thi khối nào?

Nếu bạn muốn theo học ngành Quan hệ quốc tế thì có thể đăng ký xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00: Toán, Vật lí, Hóa học
  • A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
  • C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
  • C15: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Toán
  • C19: Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
  • D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
  • D11: Ngữ văn, Vật lí, Tiếng Anh
  • D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh
  • D15: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh
  • D72: Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
  • D78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh

Các trường đào tạo ngành Quan hệ quốc tế

Hiện nay, ở nước ta có một số trường đại học tuyển sinh và đào tạo ngành Quan hệ quốc tế gồm:

– Khu vực miền Bắc:

  • Học viện Ngoại giao
  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  • Học viện Khoa học Quân sự

– Khu vực miền Trung:

  • Khoa Quốc tế – Đại học Huế
  • Đại học Duy Tân

– Khu vực miền Nam:

  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM
  • Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM
  • Đại học Nguyễn Tất Thành
  • Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc Gia TP.HCM

Ngành Quan hệ quốc tếNgành Quan hệ quốc tế – Ngành học triển vọng trong tương lai

Xem thêm: Những điều cần biết về ngành Hệ thống thông tin quản lý

Cơ hội việc làm ngành Quan hệ quốc tế

Ngành Quan hệ quốc tế có cơ hội việc làm rộng mở với các vị trí công việc đa dạng, bởi hiện nay nguồn nhân lực của ngành này đang thiếu hụt. Sinh viên học ngành này khi ra trường có đủ năng lực chuyên môn có thể dễ dàng xin việc tại các vị trí sau:

– Chuyên viên đối ngoại: Đảm nhận các công việc như sản xuất nội dung phát ngôn đối ngoại, công tác truyền thông đối ngoại… cho các cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương và các bộ ngành.

– Chuyên viên điều phối dự án: Chịu trách nhiệm điều phối dự án được cấp trên bàn giao, thực hiện các công việc điều hành, giám sát và hỗ trợ dự án phát triển, cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án.

– Chuyên viên đại diện thương mại: Là người được ủy thác kinh doanh của một thương nhân trong phạm vi một địa phương, với quyền hạn là độc lập giao dịch, thương lượng, ký kết hợp đồng mua bán, thuê nhân viên, thuê tài sản… thay mặt và phục vụ lợi ích của doanh nghiệp.

– Biên dịch/ phiên dịch viên: Thực hiện biên dịch, phiên dịch tài liệu ngoại ngữ từ các công ty, tổ chức tư nhân cho đến các cơ quan Nhà nước Trung ương, địa phương,…

– Hướng dẫn viên du lịch: Với các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức, khả năng ngoại ngữ tốt và những hiểu biết về lịch sử, văn hóa – xã hội, bạn có thể chọn trở thành một hướng dẫn viên du lịch.

– Giảng viên: Công tác nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đại học, viện đào tạo… Nếu bạn có nghiệp vụ sư phạm tốt thì có thể truyền đạt các kiến thức và kỹ năng mà mình đã tích lũy được đến các thế hệ sau này để củng cố, duy trì nguồn nhân sự đầu ra cho ngành.

Những kỹ năng và tố chất phù hợp với ngành Quan hệ quốc tế

Với bất cứ ngành nghề nào thì cũng có những kỹ năng và tố chất cần thiết để thành công trong lĩnh vực. Dưới đây là một số tố chất của ngành Quan hệ quốc tế:

  • Kỹ năng giao tiếp và trình bày và đàm phán tốt.
  • Có kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm việc độc lập.
  • Có khả năng ngoại ngữ tốt, kỹ năng lắng nghe.
  • Hiểu biết sâu sắc về lịch sử, về văn hóa, xã hội nước nhà cũng như lịch sử và văn hóa thế giới.
  • Kiên trì, nhẫn nại, chịu được áp lực công việc cao.
  • Khả năng nắm bắt xu hướng nhanh.
  • Cẩn trọng, tinh tế, tỉ mỉ.
  • Năng động, tự tin, có tinh thần trách nhiệm cao.
  • Khả năng tự học hỏi, trang bị thêm những kiến thức, kỹ năng khác như nghi thức ngoại giao, phong tục tập quán của từng quốc gia…

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc nắm rõ thông tin về ngành Quan hệ quốc tế và triển vọng nghề nghiệp của ngành này.

Rate this post
Back To Top