Trong những năm gần đây, ngành Marketing đang là một ngành học được nhiều bạn trẻ quan tâm và lựa chọn. Vậy ngành Marketing là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông về ngành học thú vị này.
Mục Lục
Ngành Marketing là gì?
Marketing là các hoạt động hướng tới khách hàng, với mục đích thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng thông qua việc tiếp thị sản phẩm và phát triển thương hiệu. Mục tiêu của ngành này chính là trở thành chiếc cầu nối bền chặt giữa doanh nghiệp với các khách hàng tiềm năng. Đây là quá trình tạo dựng các giá trị từ khách hàng và mối quan hệ thân thiết với khách hàng để thu về lợi ích cho doanh nghiệp.
Tại các trường đại học, Marketing là một ngành đào tạo những kiến thức nền tảng về kinh tế và Marketing hiện đại. Lĩnh vực này bao gồm các khía cạnh: nghiên cứu thị trường, tổ chức sự kiện, tổ chức phân phối sản phẩm, xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng, quảng bá thương hiệu, thiết kế chương trình phân phối sản phẩm, định giá sản phẩm…
Bên cạnh đó, ngành học này còn trang bị cho sinh viên các kỹ năng mềm hỗ trợ đắc lực cho công việc kinh doanh và Marketing như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm… Nhờ đó, người học có thể tự tin làm việc, xây dựng mối quan hệ và khẳng định bản thân trong nền kinh tế hiện đại.
Sau khi tốt nghiệp ngành Marketing, sinh viên sẽ có khả năng nghiên cứu thị trường; hoạch định chiến lược quảng bá thương hiệu và phát triển sản phẩm; nghiên cứu hành vi tiêu dùng và nhu cầu khách hàng; nắm bắt tâm lý khách hàng, nhận biết cơ hội và thách thức trước các đối thủ cạnh tranh…
Tìm hiểu thông tin về ngành Marketing là gì?
Xem thêm: Ngành Pod là gì và hướng dẫn cách kiếm tiền online hiệu quả nhất
Các trường đào tạo ngành Marketing là gì?
Hiện nay, có rất nhiều trường đại học, cao đẳng đào tạo vào tuyển sinh ngành Marketing. Mức điểm chuẩn của ngành học này khá đa dạng, tùy thuộc vào phương án tuyển sinh của từng trường.
Thông thường, điểm chuẩn ngành Marketing để vào các trường đại học dao động từ 18 – 24 điểm, tùy theo các tổ hợp xét theo kết quả thi THPT Quốc gia hoặc xét theo học bạ THPT. Vì vậy, nếu bạn muốn theo học ngành này thì cần lựa chọn ngôi trường phù hợp với năng lực của bản thân để có cơ hội trúng tuyển cao.
– Khu vực miền Bắc:
- Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
- Học viện Tài chính
- Trường Đại học Thương mại
- Trường Đại học Quốc gia Hà Nội
- Trường Đại học Quốc tế RMIT Hà Nội
- Trường Đại học Ngoại thương
- Học viện Ngân hàng
- Trường Đại học Bách khoa
- Trường Đại học Xây dựng
- Trường Đại học Phương Đông
- Trường Đại học Đông Đô
- Trường Đại học Đại Nam
- Trường Đại học Thăng Long
- Trường Đại học FPT
- Trường Đại Học Nông Lâm – Đại Học Thái Nguyên
- Trường Đại Học Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh – Đại Học Thái Nguyên
– Khu vực miền Trung:
- Trường Đại học Kinh tế – Đại học Huế
- Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
- Trường Đại học Nha Trang
– Khu vực miền Nam:
- Trường Đại học Kinh tế – Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM)
- Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông – Cơ sở TP.HCM
- Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
- Trường Đại học Công nghệ TP.HCM
- Trường Đại học Tài chính – Marketing
- Trường Đại học Hùng Vương
- Trường Đại học Hoa Sen
- Trường Đại Học An Giang
- Trường Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM
- Trường Đại học Cần Thơ
Tìm hiểu thông tin về ngành Marketing là gì?
Xem thêm: Học liên thông cao đẳng điều dưỡng cần điều kiện gì?
Theo học ngành Marketing ra làm gì?
Trên cả nước ta hiện có hơn 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động trong tất cả các lĩnh vực và có sự cạnh tranh gay gắt về thương hiệu trên thị trường. Do đó, để tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp đang tập trung vào những hoạt động Marketing để khẳng định giá trị thương hiệu.
Chính vì vậy, Marketing là được đánh giá là một ngành học có nhiều cơ hội việc làm với mức thu nhập tương đối ổn định. Theo thống kê, một nhân viên Marketing làm việc tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thu nhập bình quân từ 400 – 600 USD/tháng, đối với cấp quản lý là trên 1000 USD/tháng.
Với những kiến thức chuyên môn về Marketing đã được trang bị, bạn có cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế như các cơ quan, tổ chức phi lợi nhuận, doanh nghiệp chuyên về sản xuất, doanh nghiệp thương mại – dịch vụ… Bên cạnh đó, nếu có năng lực, bạn có thể tham gia giảng dạy và nghiên cứu về lĩnh vực liên quan.
Công việc Marketing gắn liền với bộ phận nghiên cứu và phát triển, nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng… Cụ thể, bạn có thể đảm nhận các vị trí sau:
- Chuyên viên tại các công ty hoạt động trong lĩnh vực Marketing;
- Chuyên viên chăm sóc khách hàng, quan hệ công chúng;
- Chuyên viên nghiên cứu thị trường;
- Chuyên viên phát triển và quản trị thương hiệu;
- Giảng dạy, nghiên cứu về Quản trị Marketing, Marketing tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.
Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ngành Marketing là gì. Từ đó, các bạn có sự lựa chọn ngành nghề phù hợp với sở thích và năng lực bản thân.