Tìm hiểu ngành bác sĩ thú y: Thi khối nào? Trường đào tạo? Cơ hội việc làm?

nganh-bac-si-thu-y

Chăm sóc vật nuôi đang là tiềm năng phát triển trong những năm gần đây bởi nhu cầu nuôi, chăm sóc thú cưng và chăn nuôi gia súc, gia cầm ngày càng nhiều. Vậy học ngành bác sĩ thú ý như thế nào? Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin chi tiết.

Mục Lục

Tìm hiểu chung ngành bác sĩ thú y

Thú y là ngành học đào tạo các bác sĩ thú y, chuyên chăm sóc sức khỏe cho thú nuôi và động vật

Thú y không giống với những ngành học khác bởi đây là ngành chuyên phục vụ cho các đối tượng đặc biệt, khi thực hiện chăm sóc thú y tốt sẽ là đảm bảo tốt quá trình giết mổ đúng vệ sinh thì đây là cách bảo vệ, nâng cao sức khỏe cộng đồng. Đây chính là yếu tố đặc biệt của ngành thú y và trở thành động lực học tập hành nghề tốt.

Khi lựa chọn theo học ngành thú y sinh viên sẽ được trang bị các kiến  thức và kỹ năng chẩn đoán, sử dụng dược phẩm, hóa chất, vaccin phòng bệnh cho động vật và xây dựng chương trình thú y trong trại chăn nuôi, luật thú y, thị trường thuốc, chăn nuôi… Cụ thể chương trình đào tạo ngành Thú y sẽ trang bị cho sinh viên các kiến thức như:

  • Giúp chẩn đoán bệnh và điều trị cho thú cưng, động vật chăn nuôi.
  • Nắm được các thông tin sử dụng những loại dược phẩm, hóa chất, vaccin để phòng trị bệnh cho động vật.
  • Xây dựng được các chương trình nhằm đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi ở những trang trại chăn nuôi.
  • Nắm bắt được luật thú y trong thị trường thuốc cho động vật.
  • Hiểu biết về lĩnh vực chăn nuôi.
nganh-bac-si-thu-y
Công việc của ngành thú y đặc biệt hơn so với những ngành nghề khác

Các khối thi, các trường đào tạo ngành Thú y

Hiện nay có rất ít các trường đào tạo ngành thú y nhưng mỗi năm vẫn có rất nhiều các thí sinh lựa chọn theo học ngành thú y. Bởi vậy mà có nhiều khối để sử dụng xét tuyển vào ngành học này như:

Một số các khối có thể xét tuyển ngành Thú y như:

  • Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • Khối A02 (Toán, Lý, Sinh)
  • Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh)
  • Khối C02 (Văn, Toán, Hóa)
  • Khối D01 (Toán, Văn, Anh)
  • Khối D07 (Toán, Hóa, Tiếng Anh)
  • Khối D08 (Toán, Sinh, Tiếng Anh)

Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Thú y

Danh sách các trường đào tạo và tuyển sinh ngành thú y để thí sinh có thể lựa chọn và đăng ký học ngành này như:

Đại Học Nông Lâm – Đại Học Huế

Đại Học Hùng Vương

Đại Học Tây Nguyên

Đại Học Trà Vinh

Cao Đẳng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Bắc Bộ

Đại Học Cần Thơ

Đại Học Đông Đô

Đại Học Hồng Đức

Đại Học Nông Lâm TPHCM

Đại Học Nông Lâm – Đại Học Thái Nguyên

Đại học Nông Nghiệp Hà Nội

Cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường

Khi hoàn thành chương trình học ngành thú y thí sinh đã trang bị được các kiến thức để thực hiện tốt công việc ngành nghề.  Có rất nhiều các công việc phù hợp với cử nhân ngành thú y sau khi tốt nghiệp ra trường như:

  • Trở thành bác sĩ thú y tại các viện thú y, cục thú y, viện chăn nuôi, các Cục thú y thuộc Bộ Nông  Nghiệp hay những chi cục thú y các tỉnh, địa phương.
  • Làm công việc kỹ thuật viên hỗ trợ trong việc chẩn đoán, điều trị bệnh tại các trại chăn nuôi gia súc, gia cầm.
  • Làm công tác kỹ thuật về phân phối và vật nuôi cho động vật tại các công ty sản xuất, phân phối thuốc.
  • Chuyên viên thực hiện công việc chăm sóc sức khỏe động vật hoang dã tại vườn thú, trung tâm giải trí.
  • Thành lập tự mở ra đại lý kinh doanh thuốc, thức ăn, vắc xin phòng bệnh cho thú nuôi
  • Mở phòng khám thú y dành cho thú nuôi
  • Kinh doanh phụ kiện vật nuôi, thức ăn, thuốc phòng bệnh và điều trị cho vật nuôi
  • Làm công việc giảng dạy ngành Thú y hoặc ngành liên quan tại các trường đại học, cao đẳng chuyên đào tạo ngành này.

Xem thêm:

nganh-bac-si-thu-y
Yêu thích động vật sẽ phù hợp để theo học ngành bác sĩ thú y

Những tố chất cần thiết của một bác sĩ thú y

Bất cứ việc học hay theo đuổi ngành nghề nào cũng cần có những tố chất cần thiết và ngành bác sĩ thú y cũng không ngoại lệ. Một số các tố chất để trở thành bác sĩ thú y giỏi và thành công như:

Tâm huyết với nghề: Đây là yếu tố đầu tiên và rất cần thiết để bạn có thể theo đuổi ngành bác sĩ thú y đến cùng và vượt qua những khó khăn.

Có lòng yêu động vật: Do đặc thù ngành nghề phục vụ các đối tượng là động vật nên cần có lòng yêu thương chúng mới dành tâm huyết và chẩn đoán và chữa trị đúng bệnh.

Tính kiên trì và nhẫn nại: Thú y là ngành rất cần đến sự kiên trì và nhẫn nại bởi bệnh nhân ở các phòng khám, bệnh viện là động vật không phải con người. Trong quá trình thăm khám và điều trị bệnh có thể gặp phải trường hợp không phối hợp hay bướng bỉnh do đó mà cần chú ý kiên trì.

Có sự quan sát tốt và khéo léo: Toàn bộ tính mạng của thú cưng, chó, mèo… sẽ do bác sĩ thú y hỗ trợ và điều trị. Cũng từ đó mà nghề bác sĩ đòi hỏi sự quan sát tốt, phán đoán,  khéo léo, chẩn đoán đúng bệnh, khi gặp khó khăn phải nhạy bén, thao tác nhanh chóng.

Trên đây là các chia sẻ về ngành bác sĩ thú y như mức điểm chuẩn, các trường đào tạo và tổ hợp xét tuyển ngành bác sĩ thú y. Hy vọng giúp ích cho các bạn nắm rõ hơn những thông tin và có định hướng rõ ràng trong tương lai.

Rate this post
Back To Top