Xã hội học gồm những ngành nào? Cử nhân Xã hội học có thể làm gì?

thumbnail

Xã hội học gồm những ngành nào? Cử nhân Xã hội học có thể làm gì?,… là những câu hỏi được khá nhiều bạn trẻ quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ trình bày rõ nét, giải quyết những băn khoăn, thắc mắc của quý độc giả.

Xã hội học là gì? Xã hội học gồm những ngành nào?

Xã hội học là ngành khoa học nghiên cứu về quy luật và tính quy luật của xã hội. Đặc thù của ngành khoa học xã hội chính là sự vận hành, phát triển của hệ thống xã hội. Xã hội học nghiên cứu về các cơ chế tác động, hình thức biểu hiện của các quy luật trong các hoạt động xã hội, hoạt động các nhân hay các hoạt động giai cấp, dân tộc. 

Xã hội học gồm khá nhiều chuyên ngành khác nhau. Tốt nghiệp ngành xã hội học, các cử nhân có thể làm việc ở các viện nghiên cứu, thống kê, truyền thông tiếp thị. Nếu đam mê “truyền lửa”, các em cũng có thể làm công tác giảng dạy ở các trường Đại học, Cao đẳng chuyên về ngành xã hội học. Các em cũng có thể làm cố vấn  nhân sự cho bất cứ tổ chức; các em cũng có thể làm cố vấn cho quản lý, cố vấn cho các xí nghiệp kinh tế. Chưa hết, người học ngành xã hội học có thể trực tiếp làm quản lý xã hội hay quản lý chính trị. 

Nhiệm vụ chính của người làm ngành xã hội học đó chính là điều tra và nghiên cứu xã hội. Được biết, họ thường làm việc dưới tư cách là những nhà nghiên cứu khoa học trong các trường Trung Cấp, Cao đẳng hay Đại học. Chưa dừng lại ở đó, nhiều người làm ngành xã hội học cũng có thể tư vấn, nghiên cứu cho các ban ngành của chính phủ; xây dựng là lên các chính sách phát triển cho từng khu vực, vùng miền. 

Xã hội học gồm những ngành nào

Nhìn chung, cơ hội nghề nghiệp của ngành xã hội học được đánh giá là khá lý tưởng. Các cử nhân học ngành này, sau khi ra trường sẽ làm việc tại cơ quan chính quyền (cơ quan lao động thương binh xã hội, văn hóa thông tin,…), làm việc tại doanh nghiệp (bộ phận nghiên cứu thị trường, tổng hợp, nhân sự,…). Các bạn cũng có thể làm việc tại các tổ chức phát triển cộng đồng, tư vấn hya các trung tâm xã hội. Ngoài ra, các bạn có thể làm việc ở các tổ chức đoàn thể như Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, công đoàn, Tổ chức Mặt trận,… hay trực tiếp công tác ở các viện nghiên cứu khoa học xã hội. 

Những tố chất cần có để có thể trở thành nhà nghiên cứu xã hội học

Kiến thức

Xét về mặt kiến thức, để trở thành nhà nghiên cứu xã hội học thì các bạn cần sở hữu, hiểu biết cơ bản chủ nghĩa Mác – Lênin; hiểu biết về chính sách, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam; nắm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh. Các bạn cũng cần có sức khỏe, hiểu biết về giáo dục quốc phòng nhằm có thể xây dựng và phát triển Tổ quốc hơn. 

Ngoài ra, các bạn cũng cần am hiểu những kiến thức cơ bản và nâng cao về khoa học xã hội và nhân văn, pháp luật đại cương, khoa học tự nhiên để từ đó đáp ứng nhu cầu tiếp thu các kiến thức giáo dục vô cùng chuyên nghiệp. Không những thế, các bạn cần hiểu biết cơ bản về ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Hàn,… hay những kiến thức cơ bản về máy tính, về phần mềm văn phòng. 

Nhìn chung, các bạn cần phải hiểu để vận dụng lý thuyết, phương pháp luận vào nghiên cứu xã hội học, từ đó các bạn sẽ nhận thức rõ hơn về mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Các bạn phải giải thích được quy luật phát triển của cả xã hội, hiểu biết các lĩnh vực văn hóa, hành vi của cá nhân, xã hội và tìm cách để giải quyết. 

Học ngành xã hội học, các bạn trẻ phải có khả năng tự học và phối hợp các kiến thức xã hội, tự nghiên cứu để nắm rõ những kiến thức liên ngành, chuyên ngành cũng như các thành tựu khoa học cực kỳ ấn tượng khác. 

Xã hội học gồm những ngành nào

Kỹ năng

Nói về tố chất kỹ năng, các bạn trẻ cần sở hữu kỹ năng tư duy phân tích; kiên nhẫn và tự tin. Giải thích được quy luật phát triển xã hội, hiểu và vận dụng được lý thuyết xã hội học. Chưa hết, các bạn cần phối hợp các kiến thức xã hội học để dần hoàn thiện bản thân mình hơn. 

Ngoài ra, các bạn cũng cần sở hữu khả năng như giao tiếp tốt, viết tốt; khả năng giải mã những tuyên bố của truyền thông. Biết khai thác tài liệu, biết làm thống kê và đọc thống kê. Thường xuyên tiếp cận hiện tượng xã hội. Xét về thái độ, các bạn cần có ý thức lao động nghề nghiệp, lập thân lập nghiệp bằng tư duy sáng tạo năng động. Các bạn cần sở hữu thức đạo đức nghề nghiệp như ý thức phục vụ cộng đồng; say mê và có trách nhiệm trong công việc; giản dị, năng động và trung thực. Có ý thức rèn luyện sức khỏe, tổ chức kỷ luật tốt để phục vụ ngành nghề.

Trên đây là bài viết về vấn đề xã hội học gồm những ngành nào theo những góc nhìn khách quan và đa chiều của tác giả. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn sở hữu nhiều thông tin hữu ích. Nếu đam mê ngành Y Dược, các bạn cũng có thể chọn trường Cao đẳng Y dược HN làm nơi để gửi gắm ước mơ. Chúc các bạn may mắn và thành công trên con đường mà mình đã chọn. 

Back To Top