Ngành phiên dịch là gì? Yếu tố quyết định thành công phiên dịch viên

Ngành phiên dịch đang trở thành một ngành nghề cực kỳ tiềm năng và có cơ hội phát triển lớn. Đây là cầu nối giữa đối tác giữa các quốc gia và lục địa khác nhau. Bài viết dưới đây nhằm giải đáp thông tin ngành phiên dịch viên là gì? Các hình thức với yếu tố làm nên thành công của ngành phiên dịch như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây. 

Mục Lục

1. Ngành phiên dịch là gì?

Phiên dịch viên là những người có nhiệm vụ chuyển đổi ngôn ngữ giữa hai hoặc nhiều quốc gia khác nhau. Để có được điều đó thì phiên dịch viên là người biết lắng nghe, hiểu và ghi nhớ nội dung trong ngôn ngữ. Sau đó sẽ chuyển sang ngôn ngữ của đối phương.

Nghề phiên dịch sẽ dễ hình dung hơn qua 2 người đại diện từ 2 doanh nghiệp và đến từ 2 quốc gia khác nhau. Họ không cùng chung ngôn ngữ nên để giao tiếp thuận lợi thì cần đến phiên dịch viên.

Ngành phiên dịch có ý nghĩa quan trọng trong đời sống hiện đại
Ngành phiên dịch có ý nghĩa quan trọng trong đời sống hiện đại

Như vậy, môi trường làm việc của phiên dịch viên rất đa dạng. Họ có thể được làm việc tại những tổ chức chính phủ, công ty du lịch, tập đoàn quốc gia với đại sứ quán,… mang đến thu nhập cực kỳ tốt. Tuy nhiên, dưới đây là đầu công việc cơ bản của phiên dịch viên như sau:

  • Xây dựng ngân hàng từ vựng chuyên môn giúp truyền đạt thông tin chính xác.
  • Gặp gỡ và phiên dịch những thông tin giữa khách hàng và đối tác.
  • Tham gia vào cuộc gặp mặt, cuộc họp, hội nghị,… để thực hiện việc phiên dịch.
  • Truyền đạt giọng điệu với cảm xúc người nói chuẩn xác.

>>> Xem thêm: Ngành kỹ thuật Phục hồi chức năng học gì, ra trường làm gì?

2. Các hình thức phiên dịch

Phiên dịch viên không chỉ được làm việc trong môi trường đa dạng mà còn có nhiều hình thức phiên dịch khác nhau. Cụ thể dưới đây:

2.1. Phiên dịch song song (simultaneous interpreting)

Phiên dịch song song còn được gọi là dịch cabin, đây là hình thức phiên dịch đòi hỏi rất nhiều kỹ năng. Khi đó, phiên dịch viên phải ghi nhớ thông tin mà người nói ngôn ngữ nguồn đang nói, và dịch ra ngôn ngữ của người tiếp nhận ngay lập tức.

Vị trí này đòi hỏi người phiên dịch phải truyền đạt câu nói của đối phương chính xác trong thời gian rất ngắn.

2.2. Phiên dịch nối tiếp (consecutive interpreting)

Phiên dịch nối tiếp còn được gọi là dịch đuổi, đòi hỏi các phiên dịch viên phải chuyển đổi ngôn ngữ sau khi người nói truyền đạt thông tin. Theo đó, bạn hãy chú ý thật kỹ để ghi nhớ các ý chính, rồi truyền đạt thông tin qua ngôn ngữ tiếp nhận một cách chính xác.

2.3. Phiên dịch tiếp cận (liaison interpreting)

Hình thức phiên dịch này phổ biến nhất, thường được diễn ra tại các cuộc họp đàm phán nhỏ. Các phiên dịch viên sẽ thực hiện bằng cách chuyển đổi ngôn ngữ qua lại bởi một phiên dịch duy nhất.

2.4. Phiên dịch tiếp sức (relay interpreting)

Một cuộc họp hội nghị thường có nhiều hơn 3 ngôn ngữ được sử dụng. Khi đó ban tổ chức sẽ sắp xếp cabin và thiết bị giúp mọi người nghe được ngôn ngữ họ muốn.

Để các bạn dễ hình dung hơn, dưới đây là một ví dụ:

Tại cuộc họp, khi đại diện Việt Nam phát biểu, phiên dịch ở cabin tiếng Việt phải dịch sang tiếng Anh. Thì khi đó, phiên dịch viên ở cabin Lào, Campuchia sẽ phải nghe tiếng Anh và sau đó chuyển sang Lào và Campuchia.  

2.5. Phiên dịch thầm (whispering interpreting)

Hình thức phiên dịch này được dịch tương tự song song. Điểm khác biệt ở đây là người dịch thực hiện dịch ngôn ngữ nguồn trong một nhóm nhỏ và thì thầm vào tai người nghe. 

2. 6. Phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu (sign language interpreting)

Phương pháp phiên dịch chuyển đổi ngôn ngữ nói thành ngôn ngữ ký hiệu và ngược lại.

>>> Tham khảo thêm: Ngành pháp y là gì? Các công việc ngành Pháp y

3. Yếu tố quyết định thành công của nghề thông dịch viên

Để trở thành thông dịch viên, phiên dịch viên tài năng, thì những yếu tố dưới đây sẽ quyết định đến thành công sau này của bạn:

3.1. Đam mê ngoại ngữ, dùng từ linh hoạt

Những ai có nguyện học làm phiên dịch viên thì đòi hỏi phải có niềm đam mê với ngôn ngữ. Bởi tính chất công việc phải làm việc nhiều với ngôn ngữ khác nhau. Niềm đam mê đó sẽ tiếp sức rất nhiều mỗi lần cảm thấy áp lực do công việc.

Ngành phiên dịch có ý nghĩa cực quan trọng
Ngành phiên dịch có ý nghĩa cực quan trọng

Không chỉ vậy, phiên dịch viên có khả năng dùng từ ngữ linh hoạt để chuyển đổi thông tin chính xác. Với vốn từ phong phú sẽ giúp chuyển đổi ngôn ngữ rõ ràng và chuẩn xác nhất.

3.2. Truyền tải thông điệp nhanh

Kỹ năng này cực kỳ quan trọng với các phiên dịch viên. Họ phải trau dồi liên tục trong sự nghiệp của mình. Đây là kỹ năng truyền tải thông điệp nhanh, hiểu được bản chất ngôn ngữ nguồn và chuyển sang ngôn ngữ tiếp nhận.

Ngoài ra, thông điệp ngôn ngữ tiếp nhận phải có ý nghĩa tương đương với ngôn ngữ nguồn.

3.3. Am hiểu về văn hoá, xã hội, thời sự

Phiên dịch viên vừa phải thông thạo nhiều hơn một ngôn ngữ mà phải am hiểu văn hóa các ngôn ngữ mà họ phiên dịch. Nếu nắm vững chuẩn mực văn hóa sẽ giúp phiên dịch viên truyền đạt thông tin chính xác.

4. Kỹ năng mềm

Phiên dịch viên giỏi vừa là người có kỹ năng ngôn ngữ mà còn kỹ năng mềm cần thiết bao gồm lắng nghe và giao tiếp,…Kỹ năng lắng nghe sẽ giúp nắm được thông tin mà người nói muốn truyền đạt và qua đó nắm được tông giọng, cảm xúc chính xác.

Không chỉ vậy, nếu có kỹ năng giao tiếp lưu loát sẽ giúp phiên dịch viên trao- nhận thông tin đúng trọng tâm, rõ ràng. Điều đó còn hỗ trợ họ kết nối mọi người với nhau, nên ngôn ngữ sử dụng được ‘thả lỏng’ hơn. Điều đó phần nào giúp họ trong việc phiên dịch.

5. Chăm chỉ, kiên trì

Sự chăm chỉ và kiên trì là yếu tố cần thiết với bất kỳ ngành nghề nào, nhất là trong ngành phiên dịch. Việc luôn trau dồi khả năng ngôn ngữ với kiến thức văn hóa – xã hội – kinh tế …sẽ giúp công việc phiên dịch suôn sẻ hơn.

Bài viết trên đây tổng hợp thông tin ngành phiên dịch là gì? Yếu tố giúp phiên dịch viên thành công hơn. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo cập nhật thông tin hữu ích. Chúc bạn thành công!

Rate this post
Back To Top