Ngành An ninh là gì? Học ngành an ninh quốc phòng ra trường làm gì?

Ngành an ninh đang được nhiều bạn trẻ yêu thích

Giáo dục an ninh quốc phòng hẳn là không còn xa lạ với các bạn bậc THPT. Đây được gọi chung là ngành an ninh cực kỳ thú vị cho các bạn học sinh. Nếu bạn đang quan tâm về ngành này thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây.

Mục Lục

1. Ngành An ninh là gì?

Ngành An ninh quốc phòng chủ yếu đào tạo những kỹ năng sư phạm trong lĩnh vực giảng dạy môn giáo dục Quốc phòng – An ninh. Các bạn sẽ được trang bị các kỹ năng quân sự, kỹ năng quốc phòng, cách sử dụng vũ khí bộ binh với những thiết bị quân sự khác.

Ngành an ninh có nhiệm vụ bảo vệ, giữ gìn tổ quốc thời bình
Ngành an ninh có nhiệm vụ bảo vệ, giữ gìn tổ quốc thời bình

Với mỗi bạn khi học bộ môn này sẽ giúp rèn luyện ý thức, thể chất, nhận thức được nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong thời bình và nắm được nghệ thuật đánh giặc, giữ nước của ông cha ta.

Bên cạnh đó, còn một số kiến thức quan trọng khác như chiến thuật, kỹ thuật trong quân sự, điều lệnh của Quân đội nhân dân Việt Nam… Kiến thức này đều được gói gọn trong đào tạo ngành an ninh, quốc phòng khi học tập.

2. Học ngành an ninh quốc phòng ở đâu?

Trên cả nước hiện nay có 5 trường xét tuyển và đào tạo ngành an ninh quốc phòng. Dưới đây sẽ cập nhật các trường đào tạo với mức điểm chuẩn tương ứng:

Tên trường Điểm chuẩn 2022
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 23.85 – 26
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội
Trường Đại học Sư phạm Huế 19
Trường Đại học Vinh 19
Trường Đại học Sư phạm TPHCM 24.05

Ngành Giáo dục Quốc phòng – An ninh năm 2022 xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT. Theo đó, điểm chuẩn thấp nhất ngành này là 19 còn cao nhất là 26 (thang điểm 30).

>>> Bạn có biết: Ngành IT là gì? Cơ hội nghề nghiệp của ngành IT

3. Ngành an ninh thi khối nào?

Xét tuyển ngành An ninh Quốc phòng theo khối nào? Dưới đây là tổng hợp các khối xét tuyển ngành an ninh bao gồm:

  • Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • Khối A08 (Toán, Lịch sử, GDCD)
  • Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
  • Khối C19 (Văn, Sử, GDCD)
  • Khối C20 (Văn, Địa lí, GDCD)
  • Khối D01 (Văn, Toán, Anh)
  • Khối D66 (Văn, GDCD, Anh)

4. Tốt nghiệp ngành an ninh ra trường làm gì?

Với sinh viên ngành an ninh quốc phòng sau khi tốt nghiệp sẽ không có nhiều sự lựa chọn. Công việc của họ khá rõ ràng bao gồm:

4.1. Làm giáo viên, giảng viên bộ môn

Tốt nghiệp ngành an ninh – quốc phòng thì các bạn có thể ứng tuyển vào vị trí giáo viên bộ môn tại các trường THPT trở lên Cao đẳng, Đại học. Công việc chính của bạn là soạn thảo bài giảng theo chương trình đào tạo Nhà trường đề ra.

Đồng thời truyền đạt kiến thức căn bản về bộ môn an ninh quốc phòng cho các em học sinh hiệu quả. Nhằm mục đích khơi dậy tình yêu nước đúng đắn, có lối sống lành mạnh, luôn có niềm tin vào Đảng và Nhà nước, đồng thời giữ gìn và bảo vệ non sông của Việt Nam.

Để trở thành giáo viên giỏi và giảng dạy hiệu quả thì bạn phải luôn tạo ra sự thoải mái, kích thích trí tò mò, ham học hỏi. Qua các bài giảng này thì giáo viên và học sinh có thể tương tác nhiều hơn về bài học để các em được tiếp thu tốt nhất.

Mỗi giáo viên cần phải trau dồi kiến thức chuyên môn thường xuyên với những kỹ năng mình còn thiếu. Đồng thời luôn biết hoàn thiện bản thân đồng thời tạo cảm hứng cho các bạn học sinh theo đuổi bộ môn học của mình.

4.2. Trở thành một cán bộ trong hệ thống quản lý giáo dục

Học ngành an ninh xong, bạn có thể đảm nhiệm công việc của cán bộ quản lý trong hệ thống giáo dục từ Địa phương đến Trung ương. Chức vụ đó giúp bạn có được thu nhập cực kỳ tốt. Dẫu vậy, vị trí đó đòi hỏi bạn phải có kỹ năng, trình độ và học vấn tương xứng.

Ngành an ninh đang được nhiều bạn trẻ yêu thích
Ngành an ninh đang được nhiều bạn trẻ yêu thích

Công việc này đòi hỏi bạn biết cách quản lý nhiều hơn là giảng dạy. Vị trí này thực hiện công việc giám sát, quản lý chung toàn bộ nhân sự trong phạm vi quyền hạn cho phép.

4.3. Trở thành một cán bộ nghiên cứu

Với những ai có khả năng sáng tạo, thích tìm tòi, khám phá cái mới với kiến thức chuyên môn được học thì tốt nghiệp ngành an ninh có thể làm việc tại viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu thuộc ngành Giáo dục Quốc phòng, an ninh. Đây là công việc mơ ước của nhiều người, mang lại nguồn thu nhập cực kỳ hấp dẫn.

>>> Bạn có biết: Ngành AI là gì? Những ứng dụng AI hiện tại và tương lai

4.4. Cán bộ hoạt động công tác Đoàn, đội tích cực

Ngành An ninh còn mở ra cơ hội cho các bạn được làm việc tại Đoàn Thanh niên. Đơn vị này rất cần những người có phẩm chất tốt đẹp, yếu tố để thực hiện công tác tuyên truyền, làm việc theo chủ trương của Đảng và Nhà nước đặt ra. Từ đó giúp người dân có nhận thức đúng đắn, tiếp cận thông tin nhà nước gần hơn,…

Công việc đó đòi hỏi bạn phải có thái độ sống tích cực, như vậy mới có thể lan tỏa sang nhiều người. Một người hoạt bát, hoạt động sôi nổi mới tổ chức chương trình văn nghệ, vui chơi giải trí phục vụ cộng đồng …

5. Mức lương ngành an ninh quốc phòng như thế nào?

Dựa vào mặt bằng chung thì mức lương ngành An ninh Quốc phòng cũng sẽ nhỉnh hơn so với những ngành khác sau khi tốt nghiệp. Mức lương mỗi người cụ thể từ 7 – 9 triệu. Tùy vào vị trí công tác của mỗi người sẽ mang đến mức lương khác nhau, như:

  • Các cán bộ quản lý giáo dục: Lương tháng từ 7 – 9 triệu đồng.
  • Giáo viên ngành an ninh Quốc phòng tại các trường THPT: sẽ được hưởng mức lương từ 7 – 10 triệu.
  • Giảng viên tại các trường Cao đẳng, đại học: từ 10 triệu đồng/tháng trở lên.
  • Nghiên cứu viên tại viện nghiên cứu, trung tâm của Bộ Quốc phòng: Được hưởng mức lương cao hơn.

Bài viết trên đây nhằm chia sẻ thông tin về ngành an ninh là gì? Và những kiến thức liên quan về ngành này. Qua đó giúp bạn có định hướng và quyết định theo đuổi ngành này hay không. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật những thông tin liên quan khác. Chúc bạn thành công!

Rate this post
Back To Top