Tìm hiểu ngành Bảo vệ thực vật ra trường làm gì?

nganh-bao-ve-thuc-vat

Ngành Bảo vệ thực vật giữ vai trò quan trọng trong nhóm ngành Nông nghiệp, hiện đang được nhiều thí sinh quan tâm và lựa chọn theo học sau tốt nghiệp Trung học phổ thông. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu ngành Bảo vệ thực vật ra trường làm gì. Mời quý bạn đọc theo dõi!

Mục Lục

Ngành Bảo vệ thực vật là gì?

Hiện nay, nền nông nghiệp Việt Nam đang còn khá nhiều hạn chế bởi những hành vi lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, vấn đề thực phẩm bẩn,… Điều đó gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến sức khỏe con người, môi trường sống,… Nhận thấy điều này, Chính phủ đã và đang có nhiều chủ trương, chính sách ưu tiên phát triển ngành Bảo vệ thực vật.

nganh-bao-ve-thuc-vat
Ngành Bảo vệ thực vật là gì?

Ngành Bảo vệ thực vật là một ngành đào tạo những kiến thức liên quan đến cây trồng như: Đất, môi trường sống, kỹ thuật trồng, cách chăm sóc cây trồng. Đặc biệt ngành đi sâu về những kiến thức về sâu, bệnh cây trồng cùng với những biện pháp để phòng ngừa, trừ sâu bệnh gây hại cho cây trồng.

Công việc của các kỹ sư ngành Bảo vệ thực vật cần xử lý cụ thể là:

  • Trực tiếp lập kế hoạch, tổ chức cũng như điều hành mạng lưới thuộc chuyên ngành bảo vệ thực vật, đồng thời cũng tham gia việc sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.
  • Nghiên cứu để tìm ra những phương pháp phòng trừ những sâu bệnh gây hại đến tài nguyên thực vật, nhằm thực hiện công việc bảo vệ cây trồng ( trước – sau thu hoạch ). Nếu hoàn thành tốt được nhiệm vụ này thì cũng phần nào mang lại hiệu quả kinh tế, giữ gìn được sự đa dạng sinh học, đảm bảo được vấn đề an toàn thực phẩm.
  • Phải nhận dạng được, giám định, dự tính dự báo những dịch bệnh gây hại cho cây trồng (sâu hại, bệnh hại, cỏ, dại, ốc hại, nhện hại…).

Sinh viên theo học ngành Bảo vệ thực vật sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức từ tổng quát đến chuyên sâu về cây trồng, hệ thống nông nghiệp, các kỹ thuật canh tác, phương pháp phòng sâu bệnh,… Ngoài ra, các bạn còn được đào tạo các kỹ năng cần thiết, phục vụ cho công việc sau này như điều tra, chẩn đoán, thu thập, phân tích, xử lý thông tin,…

Các khối thi vào ngành Bảo vệ thực vật

Hiện nay, ngành Bảo vệ thực vật xét tuyển khá nhiều khối khác nhau, mở rộng sự lựa chọn cho các bạn thí sinh:

  • A00: Toán – Lý – Hóa học
  • A01: Toán – Lý – Tiếng Anh
  • B00: Toán – Hóa – Sinh học
  • A16: Toán – Khoa học tự nhiên – Ngữ văn
  • D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
  • D09: Toán – Lịch sử – Tiếng Anh
  • B02: Toán – Sinh học – Địa lý
  • D08: Toán – Sinh học – Tiếng Anh

nganh-bao-ve-thuc-vat

Ngành Bảo vệ thực vật đang được đào tạo ở nhiều trường ở cả 3 khu vực Bắc, Trung, Nam. Tùy vào nguyện vọng, mức điểm mà các bạn có thể đưa ra lựa chọn trường học phù hợp. Bạn có thể tham khảo danh sách một số trường Đại học đào tạo về ngành học này như:

Khu vực miền Bắc:

  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Đại học Nông lâm Bắc Giang
  • Đại học Tây Bắc
  • Đại học Lâm nghiệp
  • Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên

Khu vực miền Trung:

  • Đại học Nông lâm – Đại học Huế
  • Đại học Quảng Nam
  • Đại học Tây Nguyên
  • Đại học Hồng Đức

Khu vực miền Nam:

  • Đại học Nông lâm TP.HCM
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học An Giang
  • Đại học Bạc Liêu
  • Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại tỉnh Đồng Nai
  • Đại học Dân lập Cửu Long

Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành Bảo vệ thực vật

Tốt nghiệp ngành này, bạn có thể làm rất nhiều công việc, vị trí khác nhau như:

  • Kỹ sư phụ trách kỹ thuật tại các cơ quan quản lý nông nghiệp và doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nông nghiệp.
  • Kỹ sư phụ trách kinh doanh tại các doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp.
  • Giảng viên, nghiên cứu viên tại các cơ sở đào tạo, trường cao đẳng, đại học, viện, trung tâm bảo vệ thực vật.
  • Nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp, tập đoàn liên quan đến lĩnh vực bảo vệ thực vật.
  • Tự xây dựng doanh nghiệp, phát triển trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.
  • Bạn cũng có thể làm việc tại doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động về lĩnh vực Bảo vệ thực vật. Sự phát triển như vũ bão của các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ cũng tạo rất nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên trong ngành.

Mức lương ngành bảo vệ thực vật được đánh giá là khá cao, thuộc top đầu trên thị trường hiện nay. Tùy thuộc vào trình độ, kinh nghiệm, vị trí làm việc,… mà mức lương sẽ có sự khác nhau, cụ thể:

Kỹ sư thực nghiệm cây trồng:

  • Mức lương: 9,000,000đ – 10,000,000đ/tháng.
  • Yêu cầu: 1 năm kinh nghiệm.

Kỹ sư nông nghiệp:

  • Mức lương: 7,000,000đ – 15,000,000đ/tháng.
  • Yêu cầu: 2 năm kinh nghiệm.

Nhân viên canh tác:

  • Mức lương: 9,000,000đ – 12,000,000đ/tháng.
  • Yêu cầu: 1 – 2 năm kinh nghiệm.

Nhân viên nghiên cứu:

  • Mức lương: 7,000,000đ – 10,000,000đ/tháng.
  • Yêu cầu: 1 năm kinh nghiệm.

Xem thêm: Tổ hợp xét tuyển các môn thi khối C ngành quân đội

Trên đây là thông tin về ngành Bảo vệ thực vật mà chúng tôi tổng hợp. Hy vọng bài viết hữu ích giúp bạn đọc nắm rõ và đưa ra sự lựa chọn đúng đắn về ngành cùng trường học.

Rate this post
Back To Top