Bên cạnh chọn khối thi thì khối B gồm những môn nào cũng được nhiều thí sinh quan tâm. Dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp chi tiết về số môn thi khối B để các thí sinh tham khảo.
Việc lựa chọn khối thi là điều rất quan trọng đối với các em học sinh, các em cần có định hướng sớm để đạt điểm số cao nhất trong kỳ thi quan trọng này.
Mục Lục
Thi khối B gồm nhưng môn nào?
Trước đây nhắc tới khối B là nghĩ đến 3 môn Toán, Hóa, Sinh thì hiện nay cơ chế thi đã thay đổi và mở rộng ra nhiều môn khác. Đối với khối B truyền thống sẽ bao gồm 3 môn học Toán – Hóa – Sinh. Nhưng ngày nay Bộ Giáo dục & Đào tạo đã bổ sung thêm một số môn thi khác, môn thi khối B đã được mở rộng ra nhiều môn khác nhằm kết hợp tạo ra được các tổ hợp môn gúp cho từng trường Đại học, Cao đẳng chọn đúng thí sinh theo đúng từng ngành nghề.
Các môn thi được sắp xếp dựa theo lượt xuất hiện mới nhất trong các tổ hợp môn. Khối B sẽ bao gồm 9 môn thi và 7 tổ hợp môn từ tổ hợp B00 tới B08 như sau:
- Toán.
- Hóa học.
- Sinh học.
- Lịch sử.
- Địa lý.
- Ngữ văn.
- Giáo dục công dân.
- Khoa học xã hội.
- Tiếng Anh.
09 môn thi khác nhau, phân chia thành 07 tổ hợp môn .Các tổ hợp môn khối B dưới đây là các tổ hợp môn khối B mới nhất.
- Khối B00: Toán, Hóa học, Sinh học.
- Khối B01: Toán, Sinh học, Lịch sử.
- Khối B02: Toán, Sinh học, Địa lí.
- Khối B03: Toán, Sinh học, Ngữ văn.
- Khối B04: Toán, Sinh học, Giáo dục công dân.
- Khối B05: Toán, Sinh học, Khoa học xã hội.
- Khối B08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh.
Khối B thi gồm những môn: Toán, Hóa học, Sinh học cả 3 môn đều áp dụng thi theo hình thức trắc nghiệm.
Thời gian thi:
Môn Toán thí sinh sẽ làm bài trong thời gian 90 phút, 2 môn Sinh và Hóa thời gian thi là 50 phút.
Thi khối B có khó không?
Thực tế cho thấy, thi Đại học khối B không quá khó, tuy nhiên đứng trước nhiều sự lựa chọn các em sẽ khá “đau đầu” không biết nên chọn khối thi nào. Khối B chỉ cần các em chăm chỉ ôn luyện và chuẩn bị vững chắc hành trang kiến thức, một tâm lý thoải mái là có thể dễ dàng vượt qua.
Nên bắt đầu chọn ngành học khối B từ khi nào ?
Thông thường, lên lớp 12 là các em phải chọn được trường để thi tốt nghiệp. Các em biết rằng mình giỏi môn gì, thế mạnh môn nào, và muốn làm ngành gì sau này để xác định hướng đi cho mình.
Lý tưởng nhất là từ khi mới bước chân vào cấp 3, lớp 10, việc chọn ngành học nên được hình thành càng sớm càng tốt. Các em cần dành thời gian để tự mình tìm hiểu, vạch ra con đường cho mình sớm để không bị quá tải trong việc học. Khoảng thời gian còn độ tuổi đi học là rất dễ để các bạn khám phá ra tiềm năng bản thân
Những kinh nghiệm ôn luyện khối B hiệu quả nhất
Để ôn luyện các môn khối B hiệu quả nhất, trước tiên các bạn cần phải nắm vững các kiến thức cơ bản dành riêng cho bản thân mình một lộ trình học tập rõ ràng nhất. Bên cạnh đó các bạn cần phải biết những kinh nghiệm ôn luyện khối B hiệu quả nhất.
Đối với môn Toán
Mỗi ngày bạn nên dành riêng 2h để ôn lại toàn bộ các kiến thức cũ mình vừa học ở trên và tự học chính là phương pháp tốt nhất đối với môn học này. Theo đó, mỗi ngày các bạn cần ôn lại các kiến thức học trên lớp và tìm hiểu giải thêm các dạng bài toán nâng cao ở trên internet để ôn luyện thêm.
Lưu ý, với những kiến thức bạn còn chưa nắm được thì không nên mất nhiều thời gian để giải 1 bài toán vì sẽ không cải thiện được kiến thức gì.
Bí quyết ôn luyện môn Hóa
Đối với môn Hóa bạn nên thực hành những thí nghiệm để quan sát và bạn sẽ nhớ chúng tốt hơn. Môn Hóa có 2 dạng câu hỏi là lý thuyết và bài tập, thực hành ngay trên các thí nghiệm điều này rất tốt cho trí nhớ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thời gian, nguyên liệu để tiến hành làm các thí nghiệm. Bạn có thể áp dụng cách làm bài tập hàng ngày bằng cách vận dụng câu hỏi liên quan tới các hiện tượng thực tế để nắm rõ kiến thức cũ. Bạn nên tự hình thành cho mình thói quen viết phương trình biểu diễn hóa học và phản ứng. Với các phương trình khó nhớ thì bạn có thể sử dụng các giấy nhớ để dán ở các nơi bạn hay đi qua đi lại để nhớ dễ hơn.
Bí quyết ôn luyện môn Sinh học
Đối với môn Sinh học, các kiến thức đa phần sẽ tập trung trong phạm vi lớp 12. Các bạn cần tiến hành chia môn học này thành 3 giai đoạn ôn luyện một cách tốt nhất. Kiến thức sẽ tập trung phải nắm vững các kiến thức cơ bản cũng như nâng cao
Giai đoạn 1: Các em tìm những kiến thức mới và ôn luyện đề thi.
Giai đoạn 2: Cần phải bổ sung thêm các kiến thức mà bản thân còn thiếu.
Giai đoạn 3: Tổng hợp lại toàn bộ các kiến thức mình có chọn lọc một cách cấp tốc trong giai đoạn nước rút
Ôn thi khối B có gì đáng lưu ý?
- Các em cần nắm chắc kiến thức trong SGK. Muốn điểm cao hơn, cần chú ý luyện các bài nâng cao và nắm chắc kiến thức SGK
- Hãy tranh thủ học hỏi kinh nghiệm thầy cô và những anh chị đi trước
- Học nhóm cùng với bạn bè sẽ giúp các em cùng nhau giải quyết nó cùng tìm hiểu những vấn đề mà cá nhân chưa giải đáp được.
- Tận dụng hướng dẫn, hỗ trợ ôn thi khối B trên mạng đó là những bí quyết học bài và giải bài khá hấp dẫn và hiệu quả. Hiện nay, nhiều thầy cô có chuyên môn dạy khối B có chia sẻ những bí quyết ở trên mạng.
- Làm bài tập thường xuyên sẽ giúp thí sinh củng cố được kiến thức, thường xuyên làm bài nhớ biết được nhiều dạng bài tập.
Các thông tin ở trên nhằm giúp cho các bạn được biết rõ hơn về khối B gồm những môn nào, và những phương pháp để ôn tập học khối B. Các em hãy tham khảo thêm ý kiến của thầy cô hay những anh chị đã đi trước để có cách học hiệu quả nhất.