Mụn nội tiết là gì? Mụn nội tiết có chữa được không?

mun-noi-tiet

Mụn nội tiết là gì? Nguyên nhân nào gây ra? Có các triệu chứng cảnh báo như thế nào? Mụn nội tiết có chữa được không?… Để giải đáp những thắc mắc về tình trạng mụn nội tiết bạn viết hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Mục Lục

Mụn nội tiết là gì?

Mụn nội tiết là hiện tượng mụn xuất hiện do sự thay đổi của nội tiết tố bên trong cơ thể. Chính những sự thay đổi này sẽ gây ra sự rối loạn bên trong và hormone tiết ra nhiều khiến da bị nhờn, lỗ chân lông bị tắc nghẽn tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường để vi khuẩn phát triển và gây ra mụn nội tiết.

Có nhiều loại mụn nội tiết khác nhau như mụn bọc, mụn viêm, mụn mủ, mụn đầu trắng….

Chủ yếu tình trạng mụn nội tiết sẽ xảy ra trong giai đoạn ở lứa tuổi dậy thì, phụ nữ trước và sau sinh, phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh và phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt tuy nhiên bất cứ độ tuổi nào cũng có nguy cơ mắc phải.

Hầu hết thường thấy mụn nội tiết mọc nhiều ở vùng mặt và vùng xương quai hàm.

Nguyên nhân gây ra mụn nội tiết

Hiện có nhiều những nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng mụn nội tiết trong đó do rối loạn nội tiết là nguyên nhân chính gây ra mụn.

Bên cạnh đó còn có các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc phải tình trạng mụn nội tiết như:

  • Nữ giới mắc bệnh buồng trứng đa nang.
  • Cơ thể quá căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian dài dẫn đến bị mất cân bằng nội tiết và dẫn đến mụn.
  • Tuyến bã nhờn trên da tăng sinh hoạt động quá mức.
  • Lỗ chân lông bị bít tắc do sự tích tụ vi khuẩn trên da hình thành mụn viêm và mụn mủ.
  • Phụ nữ nếu lạm dụng quá các loại thuốc tránh thai sẽ dễ gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản đồng thời làm rối loạn hormone để gây ra mụn nội tiết.
  • Cơ thể bị rối loạn hormone do chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học như thường xuyên thức khuya, ăn các loại cay nóng, rượu bia, chất kích thích, thuốc lá…
  • Di truyền từ cha hoặc mẹ cũng sẽ là một trong các yếu tố gây ra mụn ở người con càng cao.

Ngoài ra sẽ còn có nhiều nguyên nhân và các yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc mụn nội tiết mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu bạn đọc thắc mắc hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa da liễu để được giải đáp chi tiết.

mun-noi-tiet
Nên chú ý làm sạch da để giảm thiểu tình trạng mụn nội tiết

>>> Tìm hiểu thêm:

Ăn gì trị mụn nội tiết?

Mụn nội tiết nên uống gì?

Các dấu hiệu cảnh báo mụn nội tiết

Khi bước vào giai đoạn tuổi dậy thì hầu hết mụn nội tiết sẽ xuất hiện chủ yếu ở khu vực hình chữ T ở trên khuôn mặt bao gồm vùng trán,  cằm và 2 bên mũi.

Trong giai đoạn người trưởng thành mụn sẽ xuất hiện nhiều hơn ở phần dưới của khuôn mặt như cằm, góc, hàm dưới hoặc má.

Cụ thể dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc tình trạng mụn nội tiết như:

  • Xuất hiện nhiều mụn nội tiết dưới cằm, ở xương hàm,vùng miệng: Khi các tuyến dầu chủ yếu tập trung ở vùng miệng, xương hàm, cằm… Đây là do bị rối loạn nội tiết, tuyến dầu ở vùng này sẽ tăng sinh để tạo thành nhân mụn. Nên mụn mọc ở nhiều vị trí này.
  • Xuất hiện mụn mỗi tháng/ lần: Khi nữ giới bước vào thời kỳ kinh nguyệt mụn sẽ xuất hiện trước mỗi chu kỳ. Ngay cả khi bước vào giai đoạn mãn kinh thì mụn cũng thường xuất hiện ở vị trí đó và  1 lần/ tháng.

Mụn nội tiết có chữa được không?

Có nhiều người thắc mắc Mụn nội tiết có chữa được không? Mụn nội tiết có hết không? Để nâng  cao hiệu quả điều trị mụn nội tiết thì người bệnh nên đi khám và tuân thủ theo đúng  chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa kết hợp  việc sử dụng  thuốc để cân bằng nội tiết nhằm điều trị, hạn chế mụn hình thành.

Bên cạnh việc chữa trị theo đơn thuốc thì bạn cũng nên sử dụng kết hợp những sản phẩm chăm sóc da và  làm sạch da triệt để nhé. Điều này sẽ cải thiện nhanh chóng tình  trạng mụn và sớm được cải thiện hơn.

Suốt quá trình điều trị tình trạng mụn nội tiết thì nên hạn chế việc trang điểm để cải thiện được tình trạng bít tắc lỗ chân lông thay thế cho việc trang điểm che đi nốt mụn mà bỏ qua bước tẩy trang và làm sạch da. Bên cạnh đó cũng cần chống nắng cẩn thận, đặc biệt ở những vùng da  đang bị mụn nặng do da khá nhạy cảm và dễ bị bắt nắng nên cần duy trì việc kem chống nắng để bảo vệ làn da tốt hơn.

Đồng thời cũng cần hạn chế việc sử dụng các loại thực phẩm như Đường, chế phẩm từ sữa, tinh bột tinh chế, thịt đỏ…

Khi mắc tình trạng mụn nội tiết từ 8 – 10 tuần để điều trị mụn nội tiết phát huy công dụng do đó hãy gặp các bác sĩ để được tư vấn và lên kế hoạch điều trị lâu dài hoặc kết hợp các phương pháp khác nhau để tối đa hóa hiệu quả điều trị.

Hy vọng với các thông tin bài viết ở trên sẽ cung cấp cho bạn đọc kiến thức sức khỏe hữu ích về tình trạng mụn nội tiết. Có bất cứ thắc mắc gì người bệnh hãy nên chủ động kiểm tra và điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Rate this post
Back To Top